- Chủ đầu tư Carina nợ 23 tỷ đồng phí bảo trì, bỏ qua hội nghị chung cư
- Công trình sai phép bị đình chỉ nhưng chủ đầu tư vẫn cho thuê mặt bằng làm siêu thị
- Nhiều “khoảng trống” trong quản lý dự án sinh thái Nam Ô 3.300 tỷ đồng
- Dòng tiền đang chảy mạnh vào bất động sản
- TPHCM xem xét rút giấy phép dự án 3,5 tỷ USD của Berjaya
- Mua, bán đất dự án chỉ dựa vào vài giấy phôtô
- TP.HCM tháo dỡ 7 chung cư xuống cấp, nguy hiểm
- “Cấm cửa” doanh nghiệp trục lợi nhà ở xã hội
- 3 loại bất động sản Sài Gòn hút vốn ngoại
- 5 áp lực đè nặng thị trường căn hộ sau vụ cháy chung cư Carina
- Thị trường bất động sản: Thận trọng không thừa
- Quảng Ninh kiểm tra resort trái phép ở vịnh Bái Tử Long
- TP.HCM cưỡng chế người dân rời chung cư chưa nghiệm thu PCCC
- Thị trường căn hộ chững lại, đâu chỉ do tháng kiêng cữ
- Đấu giá QSHNƠ và QSDĐƠ số 8/5 Ấp Dân Thắng 2, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn
- Nhóm giải pháp để phát triển lành mạnh địa ốc




Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh ở châu Á chật vật với bài toán hóc búa đến từ sự bùng nổ kinh tế: người dân đổ xô về thành phố và nhiều trong số họ phải sống trong các khu ổ chuột.
Khu ổ chuột sát bên tòa nhà dân cư ở Manila (Philippines)
|
Theo Bloomberg, có khoảng 55% dân cư đô thị sống trong các khu ổ chuột ở Campuchia. Tại Mông Cổ, Myanmar và Philippines, tỷ lệ này lần lượt là 43%, 41% và 38%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) vốn theo dõi tình hình kinh tế khu vực Đông Á, Thái Bình Dương. Ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia, tỷ lệ dân đô thị sống trong ổ chuột là hơn 20%. Ba nước kể trên là ba nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Trong bối cảnh đô thị hóa lớn, nhiều người dân đổ xô về các thành phố và số dân vượt quá khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng và dịch vụ cần thiết của chính phủ. Ở những nơi như Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia), nhiều ngôi nhà bất hợp pháp và được xây dựng không theo kế hoạch mọc lên để cung cấp chỗ ở cho hàng triệu lao động, những người là nhân tố thúc đẩy kinh tế.
“Các khu ổ chuột mới nổi là bằng chứng cho thấy nền kinh tế đang phát triển và cơ hội thường tập trung nhiều tại thành phố. Dù vậy, chính phủ các nước không thể bắt kịp trong việc cung ứng đủ nhà ở. Người dân có nhu cầu được cải thiện chính sách sử dụng đất và được tạo điều kiện tiếp cận tài chính mua, thuê nhà”, chuyên gia đô thị Makiko Watanabe thuộc WB cho hay.
Các nước đang phát triển có thể quan sát thành công của những nước như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản – những cái tên từng chật vật với khu ổ chuột trong quá khứ. Tại Singapore, chính phủ đã chuyển mình đất nước từ một thị trấn nông thôn rộng lớn sang một đảo quốc quốc tế hiện đại ngày nay bằng việc xây dựng nhà ở giá rẻ.
Một phương án khác là chính phủ các nước có thể tăng cường trung tâm đô thị bên ngoài những thành phố chính, bằng cách xây dựng trường học, bệnh viện, đường cao tốc, sân bay để khuyến khích đầu tư thêm. Từ Bắc Kinh đến Bangkok, chính quyền đang cố gắng giải quyết sức hút của các đô thị chủ chốt, những nơi vốn hấp dẫn phần lớn người lao động và đầu tư.
“Nếu bạn thành công trong việc xây dựng các trung tâm kinh tế khu vực, bạn có thể phân tán bớt dân số, ông Watanabe nói. Chuyên gia này cho biết thêm quan điểm các khu ổ chuột là gánh nặng cho chính phủ, xã hội cần được thay đổi.
DiaOcOnline.vn – Theo Thanh niên