- Giá bán nhà ở giãn dân phố cổ chỉ hơn giá thành xây dựng 10%
- Đại gia Nhật thâu tóm cao ốc trên đất vàng Sài Gòn
- Bộ Xây dựng đưa ra hàng loạt giải pháp “cứu” thị trường bất động sản
- Hà Nội chính thức đặt tên cho 23 đường phố mới
- Nhiều sai phạm về an toàn cháy nổ tại dự án Ehome 3 của Nam Long
- Cảnh báo tin giả mua bán nhà ở xã hội
- Làn sóng bất động sản đua săn dòng tiền cuối năm
- Nhiều ‘lỗ hổng’ trong các dự án BT đổi đất lấy hạ tầng
- Giá đất TP.HCM cao nhất 162 triệu đồng/m2
- Nhiều ‘lỗ hổng’ trong luật Đất đai 2013
- Thị trường bất động sản nhà ở: Chờ “lộc” năm mới
- Vẫn thiếu nhà ở xã hội
- Đà Nẵng chống thất thu thuế chủ đầu tư ngoài TP kinh doanh BĐS trên địa bàn
- Quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị rộng 23.792 ha
- Dân xây dựng rầu lòng với mùa mưa
- Tiết lộ chiêu thổi giá “ẵm tiền tỷ” của cò môi giới trong cơn sốt đất




Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội gần đây báo cáo việc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường có đề nghị thực hiện siêu dự án du lịch tâm linh có quy mô 1000 ha ở khu vực chùa Hương, với tổng vốn đầu tư lên đến 15.000 tỷ đồng.
Xuân Trường lại đề xuất xây dựng một Khu du lịch tâm linh mới tại Chuà Hương (Ảnh minh họa)
|
Cụ thể, theo công văn số 7257/KH&ĐT-NNS về việc đầu tư xây dựng Khu du lịch tâm linh Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Sở KH&ĐT Hà Nội cho viết Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường đã có đề xuất nói trên.
Trước đó, trong công văn số 5360/KH&ĐT-NNS gửi UBND TP Hà Nội về việc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề nghị đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn, Sở KH&ĐT Hà Nội cho biết, DN Xuân Trường đã có văn bản số 212/CV-DNXT đề xuất dự án từ ngày 25-7-2018.
Theo đề xuất trên, DN Xuân trường sẽ xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức với quy mô khoảng 1000 ha (phía Bắc giáp khu bến đò Suối Yến, phía Nam giáp khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao của tỉnh Hà Nam, phía tây là dãy núi giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp sông Đáy tỉnh Hà Nam), tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
“Dự án gồm các hạng mục như: Nạo vét các dòng chảy để tạo đường thủy khoảng 20km (giống như Tràng An); khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực; xây dựng một tháp mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế cao 100m để thờ Xá Phật Lợi (tâm điểm là tháp đá đỏ granit); xây dựng hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng”, nguồn tin trên cho biết.
Được biết, trong văn bản trên, ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường kiến nghị: “Chùa Tam Chúc nằm sát với chùa Hương (Hà Nội), chính vì vậy doanh nghiệp muốn xây dựng Khu du lịch tâm linh Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội ở giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương, với diện tích 1000 ha gồm núi đá có cây và đầm lầy”.
“Nếu được triển khai, doanh nghiệp cam đoan Khu du lịch tâm linh Hương Sơn sẽ trở thành di sản văn hóa cùng với khu du lịch Tam Chúc Hà Nam vào năm 2028; khi khu du lịch hoàn thành, sẽ đón từ 6-8 triệu lượt khách/năm, tạo việc làm cho 30.000 lao động và ngân sách khoảng 1000 tỷ đồng/năm” – công văn số 5360/KH&ĐT-NNS cho biết.
Trong thời gian qua, Xuân Trường là doanh nghiệp đã đầu tư và đề xuất đầu tư nhiều khu du lịch tâm linh như: Quầng thể Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình), Khu Du lịch Tam Chúc – Ba Sao (Hà Nam), khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng), Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)…
Mặc dù vậy, Sở KH&ĐT Hà Nội cũng lưu ý về đề xuất trên với các cơ quan chức năng khi đối chiếu với các dự án hiện có đã được lãnh đạo thành phố cho phép lập quy hoạch để tránh trùng lắp.