- Bí thư Đinh La Thăng: “Chưa thấy chung cư cũ sập nên chưa sợ đúng không?”
- Tràng Tiền Plaza có thể được bán hết cho tư nhân
- Tầng hầm chung cư cần được quan tâm đúng mức
- Thanh tra các dự án bất động sản tại Hà Nội: Giơ thật cao, đánh thật khẽ
- Bất động sản Phú Quốc thu hút giới nhà giàu Hà Nội
- Xây đường cao tốc ở VN rẻ hay đắt?
- Dự án 43 triệu USD có nguy cơ ‘đánh mất’ hồn cốt Hội An
- Thành lập liên ngành kiểm tra các dự án phát triển nhà ở xã hội
- Công trình phải có tối thiểu 3 tầng hầm: Không bắt buộc tất cả
- Chính phủ và TPHCM chung tay ‘giải cứu’ sân bay Tân Sơn Nhất
- Thuế tài sản ‘bức tử’ giấc mơ mua nhà!
- BĐS vào mùa mua sắm: Băn khoăn chọn lựa
- Trục lợi “chạy” gói 30.000 tỉ: Làm sao khắc phục?
- Khi chủ đầu tư bất động sản mạnh dạn đưa dự án của mình… “lên sóng”
- Vội vã công bố cách tính thuế tài sản với chung cư
- Gần 2.000 tỷ đồng xây quảng trường trung tâm Thủ Thiêm




Bộ Công Thương muốn bán hết vốn Nhà nước tại Tràng Tiền Plaza, trong khi SCIC muốn giữ sở hữu 51% vốn điều lệ.
Theo phương án bán vốn nhà nước được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trình Thủ tướng và Bộ Tài chính, cơ quan này đề xuất nắm giữ 51% vốn điều lệ đối với Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền (đơn vị sở hữu Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza) sau khi cổ phần hóa, thay vì mức 90% như hiện nay. Lý do được đưa ra là doanh nghiệp đang sở hữu công trình mang tính biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, SCIC cho biết, cơ quan quản lý là Bộ Công Thương lại muốn thoái hết vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này do thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại Nhà nước, không cần nắm giữ cổ phần để đảm bảo phù hợp với quy định.
Tràng Tiền Plaza có thể sẽ thuộc sở hữu tư nhân sau khi được cổ phần hóa. Ảnh: PV |
Tại Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền, bên cạnh SCIC sở hữu 90% vốn thì 10% vốn còn lại thuộc về Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro). Vào năm 2013, công ty này đã hợp tác với Tập đoàn IPP của doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn cải tạo, nâng cấp và thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của Tràng Tiền Plaza (kinh doanh các mặt hàng xa xỉ phẩm của các thương hiệu lớn trên thế giới). Số tiền IPP bỏ ra lên tới 400 tỷ đồng, chưa kể 3.000 tỷ đồng khác mà các thương hiệu xuất hiện tại đây bỏ vốn vào.
Về phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020, Bộ Tài chính đã đồng ý thực hiện cổ phần hóa 5 doanh nghiệp, để SCIC tiếp tục đầu tư, nắm giữ vốn 3 doanh nghiệp, bán vốn giai đoạn 2017-2020 tại 137 doanh nghiệp, giải thể phá sản 3 doanh nghiệp.
Riêng năm 2017, SCIC bán vốn Nhà nước tại 107 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ theo Quyết định 58 và hầu hết đã có chỉ đạo của Thủ tướng về việc bán vốn.
Phương án này đã được trình lên Thủ tướng chờ phê duyệt. Hồi tháng 4 vừa rồi, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư khẩn trương trình danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020.
SCIC cho rằng nếu chờ Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp toàn bộ danh mục bán vốn các bộ, địa phương trình Thủ tướng sẽ rất chậm. Theo đó, đơn vị này sẽ không bán vốn được ngay, ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước của SCIC.
Do vậy, tổng công ty đã đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt phương án, sắp xếp, phân loại doanh nghiệp đến năm 2020 của SCIC nhằm đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tổng công ty cũng xin được tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để triển khai kế hoạch kinh doanh 2017, chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh các năm tiếp theo.