- Bí thư Đinh La Thăng: “Chưa thấy chung cư cũ sập nên chưa sợ đúng không?”
- Tràng Tiền Plaza có thể được bán hết cho tư nhân
- Tầng hầm chung cư cần được quan tâm đúng mức
- Thanh tra các dự án bất động sản tại Hà Nội: Giơ thật cao, đánh thật khẽ
- Bất động sản Phú Quốc thu hút giới nhà giàu Hà Nội
- Xây đường cao tốc ở VN rẻ hay đắt?
- Dự án 43 triệu USD có nguy cơ ‘đánh mất’ hồn cốt Hội An
- Thành lập liên ngành kiểm tra các dự án phát triển nhà ở xã hội
- Công trình phải có tối thiểu 3 tầng hầm: Không bắt buộc tất cả
- Chính phủ và TPHCM chung tay ‘giải cứu’ sân bay Tân Sơn Nhất
- Thuế tài sản ‘bức tử’ giấc mơ mua nhà!
- BĐS vào mùa mua sắm: Băn khoăn chọn lựa
- Trục lợi “chạy” gói 30.000 tỉ: Làm sao khắc phục?
- Khi chủ đầu tư bất động sản mạnh dạn đưa dự án của mình… “lên sóng”
- Vội vã công bố cách tính thuế tài sản với chung cư
- Gần 2.000 tỷ đồng xây quảng trường trung tâm Thủ Thiêm




Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc (EDCF) sẽ cho Việt Nam vay 100 triệu đô la Mỹ để xây dựng 22 cầu thuộc các tuyến quốc lộ trên toàn quốc.
Nhiều cầu yếu phải cắm biển giới hạn tải trọng xe – Ảnh: Anh Quân |
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 2 thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sử dụng vốn vay EDCF đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục và phê duyệt điều chỉnh nội dung chủ trương đầu tư với kinh phí thực hiện khoảng 100 triệu đô la Mỹ (vốn vay ODA) và khoảng 30 triệu đô la Mỹ (vốn đối ứng trong nước).
Nguồn vốn này sẽ được dùng để xây dựng 22 cầu thuộc các tuyến quốc lộ trên toàn quốc.
Tại cuộc họp báo cáo giữa kỳ hôm 29-6-2017, Ban Quản lý dự án 2 cho biết nguồn vốn hiệp định khung tài trợ của Hàn Quốc giai đoạn 2012 – 2015 chỉ còn lại 60 triệu đô la Mỹ trong khi hiệp định khung tài trợ giai đoạn 2016 – 2020 chưa được Chính phủ hai bên đàm phán. Do vậy, để có thể tận dụng tối đa nguồn vốn còn lại, các bên đã thống nhất chia dự án thành hai giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 nghiên cứu đầu tư xây dựng sáu cầu (sử dụng nguồn vốn thuộc tài khóa giai đoạn 2012 – 2015); giai đoạn 2 nghiên cứu đầu tư xây dựng 16 cầu còn lại (sử dụng nguồn vốn thuộc tài khóa giai đoạn 2016 – 2020).
Về phương án, giải pháp thiết kế, liên danh tư vấn đã phối hợp với tư vấn phụ trong nước tiến hành khảo sát hiện trường, khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn… để nghiên cứu và đề xuất phương án đảm bảo hiệu quả kinh tế, tính khả thi kỹ thuật và tính thống nhất về biện pháp thi công. Do đó, một số cầu đã được đề xuất phương án xây dựng thay vì cải tạo.
Chi phí dành cho giai đoạn 2 sẽ vào khoảng 47,51 triệu đô la Mỹ vốn vay ODA và khoảng 13,83 triệu đô la Mỹ vốn đối ứng trong nước.
Tuy nhiên, theo nội dung báo cáo của liên danh tư vấn, chi phí thực hiện giai đoạn 2 dự kiến là khoảng 48,387 triệu đô la Mỹ (vốn vay ODA) và khoảng 12,506 triệu đô la Mỹ (vốn đối ứng trong nước).
Theo Ban Quản lý dự án 2, các mức đầu tư nêu trên chênh lệch không quá nhiều. Vì vậy, sau khi Bộ GTVT chốt phương án thiết kế cơ sở đối với các cầu trong giai đoạn 2, Ban Quản lý dự án 2 sẽ phối hợp với liên danh tư vấn tính chính xác lại khối lượng, chi tiết biện pháp thi công để đảm bảo tổng mức đầu tư không vượt kinh phí đã được Chính phủ phê duyệt.
Theo rà soát của Bộ GTVT, tính đến hết năm 2016, trên hệ thống quốc lộ còn 861 cầu yếu trong tổng số 5.869 cầu cần cắm biển hạn chế tải trọng xe. Trong số này, có khoảng 150 cầu cần lập dự án đầu tư từ năm 2016 đến 2020.